Các Nội Dung Chính
Ethereum Là Gì ?
Cha đẻ của Ethereum là Vitalik Buterin. Nó được ra mắt lần đầu năm 2015 và cho đến nay đã có hơn 5 năm tồn tại và phát triển. Trên các sàn giao dịch, giá trị của đồng Ethereum cũng ngày càng tăng.
Ethereum được nhiều người biết đến như một loại tiền mã hóa được xây dựng và phát triển trên nền tảng Blockchain. Blockchain của Ethereum riêng biệt so với Blockchain của Bitcoin, tuy nhiên nó vẫn dựa trên mã nguồn của Bitcoin. Vì ra đời sau, nên Blockchain của Ethereum có nhiều cải tiến hơn so với Bitcoin, giúp việc giao dịch cũng thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, nếu hiểu đúng nhất thì Ethereum là một Blockchain. Còn tiền điện tử chính thức của Blockchain này có tên là Ether, viết tắt là ETH. Tuy nhiên, trong phần lớn các giao dịch và kể cả mã giao dịch đều ghi là Ethereum, do đó người dùng thường đánh đồng 2 khái niệm này.
Một vài thông tin về tiền điện tử Ethereum:
- Tên chính thức: Ethereum, Ether
- Kí hiệu: ETH
- Ngày ra đời: 30/7/2015
- Tác giả: Vitalik Buterin
- Ngôn ngữ: C++, Go, Python
- Tên miền: https://ethereum.org/
Hiện nay, Ethereum đã trải qua 4 giai đoạn phát triển. Ở giai đoạn thứ 4 có tên là Serenity, Ethereum đã có một sự thay đổi lớn khi được đổi tên thành Ethereum 2.0. Đây là tên gọi mới, đánh dấu rất nhiều cập nhật mới cho đồng tiền ảo này, hướng đến mục tiêu cạnh tranh với Bitcoin và thu hút được sự quan tâm của hàng triệu nhà đầu tư tiền ảo toàn thế giới.
Ethereum 2.0 là gì?
Ethereum là một nền tảng máy tính phi tập trung. Bạn có thể nghĩ nó giống như một chiếc máy tính xách tay hoặc PC, nhưng nó không chạy trên một thiết bị duy nhất. Thay vào đó, nó chạy đồng thời trên hàng nghìn máy tính trên khắp thế giới, có nghĩa là nó không có chủ sở hữu duy nhất.
Nói một cách đơn giản, Ethereum là nơi mà các nhà phát triển có thể tạo và khởi chạy code trên một mạng phân tán, thay vì tồn tại trên một máy chủ tập trung. Điều này có nghĩa là về lý thuyết, các ứng dụng trên Ethereum không thể bị tắt hoặc bị kiểm duyệt.
Sự khác biệt giữa Ethereum và ether (ETH)?

Điều gì làm cho Ethereum có giá trị?
Có thể hiểu, ý tưởng về “tiền có thể lập trình” đã thu hút người dùng, nhà phát triển và doanh nghiệp trên toàn cầu.
Ethereum khác với Bitcoin như thế nào?
Về cơ bản, như đã nói ở phần khái niệm, thì cả 2 đồng tiền điện tử này đều được phát triển trên nền tảng Blockchain. Vì vậy, sự khác biệt lớn nhất giữa Ethereum và Bitcoin chính là mục đích sử dụng của chúng:

- Bitcoin hướng đến như một tiền tệ, được sử dụng rộng rãi cho các giao dịch, thanh toán. Nó có giá trị như tiền thật.
- Ethereum hướng đến là một nền tảng để phát triển Dapps (Ứng dụng phân quyền) và Smart Contract (Hợp đồng thông minh).
ETH và Bitcoin có sự khác biệt rõ rệt về mục đích sử dụng :
Chúng tôi sẽ lý giải một chút về vấn đề này để các bạn nắm rõ hơn.
Smart Contract chính là một dạng thức giao dịch ràng buộc chỉ từ 2 phía mà không cần bên thứ 3 làm căn cứ chứng thực. Nó được kiểm soát trực tuyến bằng công cụ kỹ thuật số, đảm bảo an toàn tối đa cho mọi giao dịch được thực hiện. Ví dụ như khi bạn kí hợp đồng mua nhà, thì cần có chứng thực của cơ quan nhà đất để làm căn cứ trong trường hợp có tranh chấp hay sự cố. Tuy nhiên với Smart Contract thì điều này sẽ được xóa bỏ, giúp việc giao dịch trở nên ngang hàng và chuẩn xác nhất.
Trong khi đó, Dapps lại là một khái niệm rất rộng. Có thể hiểu nó như một ứng dụng phi tập trung, dùng để thực hiện các giao dịch tài chính, giao dịch bán tài chính hoặc giao dịch phi tài chính. Ethereum giúp quá trình giao dịch diễn ra thuận tiện và hiệu quả nhất mà không cần thông qua hệ thống ngân hàng như giao dịch với tiền tệ truyền thống.
Ether được tạo ra như thế nào?
Nếu bạn đã quen với Bitcoin , bạn sẽ biết rằng quá trình đào là hoạt động không thể thiếu để giữ cho blockchain được bảo mật và cập nhật. Trong Ethereum, việc tương tự cũng được diễn ra: giao thức thưởng cho thợ đào (thực tế thì việc này khá tốn kém) bằng ether.
Có bao nhiêu ether?
Tính đến tháng 2 năm 2020, tổng nguồn cung ether là khoảng 110 triệu đồng.
Không giống như Bitcoin, một cách có chủ ý, lịch phát hành token của Ethereum không được quyết định vào lúc nó mới ra mắt. Bitcoin đặt ra mục tiêu bảo toàn giá trị bằng cách hạn chế nguồn cung và từ từ giảm số lượng các đồng tiền mới ra đời .
Trong khi đó, Ethereum có mục đích cung cấp nền tảng cho các ứng dụng phi tập trung (DApps). Vì không rõ lịch phát hành token nào là phù hợp với mục đích này nhất, nên lịch này vẫn được bỏ ngỏ.
Việc khai thác trên Ethereum diễn ra như thế nào?
Hoạt động khai thác rất quan trọng đối với an ninh của mạng. Nó đảm bảo rằng blockchain có thể được cập nhật một cách công bằng và cho phép mạng hoạt động mà không cần bất cứ người nào điều phối. Trong việc khai thác, một tập hợp các node( còn được gọi là “thợ đào” (miner)), dùng sức mạnh tính toán để giải một câu đố mật mã.
Những gì họ thực sự làm là băm một tập hợp các giao dịch đang chờ xử lý, cùng với một số dữ liệu khác. Để khối được coi là hợp lệ, hàm băm cần phải thấp hơn giá trị được quy định bởi giao thức. Nếu không thành công, thợ đào có thể điều chỉnh một số dữ liệu và thử lại.
Do đó, để cạnh tranh với những người khác, các thợ đào cần phải có khả năng băm nhanh nhất có thể – đó cũng là lý do chúng ta đo lường sức mạnh của họ bằng tỷ lệ băm (Hash Rate ). Tỷ lệ băm trên mạng càng cao, câu đố càng khó giải. Chỉ những thợ đào mới cần tìm ra giải pháp thực tế – bởi như đã biết, tất cả những người tham gia khác sẽ dễ dàng kiểm tra xem nó có hợp lệ hay không.
Như bạn có thể tưởng tượng, việc băm liên tục ở tốc độ cao rất tốn kém. Để khuyến khích các thợ đào bảo mật mạng, Ethereum cho phép những người này kiếm được phần thưởng. Phần thưởng được tạo thành từ tất cả các khoản phí giao dịch trong khối . Tại thời điểm bài này được viết, thợ đào sẽ nhận được số ether mới được tạo – 2 ETH, cho quá trình này.
Hash Rate
Thuật ngữ tốc độ băm đề cập đến tốc độ mà máy tính có thể thực hiện các phép tính băm. Trong bối cảnh của Bitcoin và tiền điện tử, tỷ lệ băm thể hiện hiệu quả và hiệu suất của một máy khai thác. Nó xác định tốc độ hoạt động của phần cứng khai thác khi cố gắng tính toán băm khối hợp lệ .
Nói tóm lại, quá trình khai thác bao gồm vô số lần thử băm, cho đến khi tạo ra một hàm băm hợp lệ. Nói cách khác, một người khai thác Bitcoin cần chạy một loạt dữ liệu thông qua một hàm băm để tạo ra một hàm băm và chúng chỉ thành công khi một giá trị băm nhất định được tạo (một hàm băm bắt đầu bằng một số số không nhất định).
Do đó, tỷ lệ băm tỷ lệ thuận với lợi nhuận của một thợ đào hoặc nhóm khai thác. Tỷ lệ băm cao hơn có nghĩa là xác suất khai thác một khối cao hơn và do đó, người khai thác có cơ hội nhận được phần thưởng khối cao hơn .
Thông thường, tốc độ băm được đo bằng số băm trên giây (h / s) cùng với tiền tố SI, chẳng hạn như mega, giga hoặc tera. Ví dụ: một mạng blockchain tính toán một nghìn tỷ băm mỗi giây sẽ có tốc độ băm là 1 Th / s.
Tỷ lệ băm của Bitcoin đạt 1 Th / s vào năm 2011 và 1.000 Th / s vào năm 2013. Trong giai đoạn đầu của mạng, người dùng có thể khai thác các khối mới bằng máy tính cá nhân và card đồ họa của họ. Nhưng với sự ra đời của phần cứng khai thác chuyên biệt (được gọi là công cụ khai thác ASIC ), tỷ lệ băm bắt đầu tăng rất nhanh, khiến độ khó khai thác tăng lên. Do đó, máy tính cá nhân và card đồ họa không còn phù hợp để khai thác Bitcoin nữa. Tỷ lệ băm của Bitcoin đã vượt qua 1.000.000 Th / s vào năm 2016 và 10.000.000 Th / s vào năm 2017. Tính đến tháng 7 năm 2019, mạng đang hoạt động với khoảng 67.500.000 Th / s.

Ethereum gas là gì?
Về bản chất, đó là một cơ chế thu phí. Khái niệm tương tự cũng được mở rộng cho các giao dịch: các thợ đào chủ yếu được thúc đẩy bởi lợi nhuận, vì vậy họ có thể bỏ qua các giao dịch với mức phí thấp.
Gas và giới hạn gas
Khái niệm này ban đầu có vẻ hơi khó hiểu. Nhưng đừng lo lắng – bạn có thể đặt mức giá mà bạn sẵn sàng trả cho gas (và giới hạn gas) theo cách thủ công, nhưng hầu hết các ví sẽ giải quyết việc đó cho bạn. Tóm lại, giá gas xác định mức độ nhanh chóng mà các thợ đào sẽ thực hiện giao dịch của bạn; và giới hạn gas xác định số tiền tối đa bạn sẽ trả cho giao dịch đó.
Gas limit – gas used và gas price là gì?
Hệ thống gas cũng không khác lắm so với việc đo lượng điện dân dụng. Điểm khác biệt với thị trường năng lượng thực chính là người tạo giao dịch sẽ quyết định giá gas (thợ mỏ có thể chấp nhận giá này hoặc không). Bạn có thể theo dõi giá gas biến động tại đây: https://etherscan.io/charts/gasprice, hoặc bạn có thể xem ở link này: http://ethgasstation.info/ hoặc tham khảo ở đây .
Đương nhiên, các khối của Ethereum cũng có kích cỡ nhất định – vì vậy người dùng cũng phải trả một khoản tiền cho khối tiếp theo cũng giống như Bitcoin.
Các thợ đào Bitcoin ưu tiên các giao dịch với phí đào được trả cao nhất. Các thợ đào của Ethereum cũng có quyền bỏ những giao dịch có giới hạn giá gas quá thấp.
Gas Limit?
Ga Limit được gọi là giới hạn năng lượng vì đó là số tiền tối đa của đơn vị Gas mà bạn sẵn sàng chi cho giao dịch. Điều này tránh được tình huống có một lỗi ở nơi nào đó trong hợp đồng, và bạn gửi 1 ETH mà không có nơi nhận. Nếu bạn không đủ Gas Limit thì khi gửi giao dịch sẽ gặp lỗi “Out of Gas” và giao dịch không được thực hiện.
Gas Price là gì ?
Nếu bạn muốn tiết kiệm hơn cho một giao dịch, hãy giảm số tiền bạn trả thông qua Gas Price. Con số Gas Price này quyết định tốc độ giao dịch của bạn diễn ra nhanh hay chậm.
Với tình trạng mạng ổn định:
- Gas Price – 40 GWEI luôn luôn giúp bạn có độ ưu tiên cao nhất
- Gas Price – 20 GWEI giúp giao dịch của bạn có thể vào được khối tiếp theo
- Gas Price – 2 GWEI chỉ có thể đưa giao dịch của bạn mất đến vài phút
Giá gas (gas price) cho mỗi giao dịch hay hợp đồng được thiết lập để xử lý bản chất Turing Complete của Ethereum và EVM của nó (tức là mã Ethereum Virtual Machine)- đây là một trong những ý tưởng được đưa ra để hạn chế vòng lặp vô hạn. Ví dụ như 10 Szabo, tương đương với 0.00001 Ether hay 1 Gas có thể thực hiện một dòng mã hay vài câu lệnh. Nếu không có đủ Ether trong tài khoản để hiển thị một cuộc giao dịch hay một tin nhắn thì nó được coi là không hợp lệ. Ý tưởng này sẽ phần nào ngăn chặn được những cuộc tấn công từ vòng lặp vô hạn, khuyến khích tính hiệu quả trong chuỗi mã – và bắt những kẻ tấn công phải trả cho tài nguyên mà mình sử dụng.
Câu lệnh càng phức tạp thì bạn càng phải trả nhiều gas (và Ether) hơn. Ví dụ người A muốn gửi người B 1 đơn vị Ether, thì tổng cộng số tiền người A phải trả sẽ là 1.00001 Ether. Tuy nhiên nếu A muốn tạo một hợp đồng với B dựa vào giá tương lai của Ether, sẽ phải thực hiện nhiều dòng mã hơn và tiêu tốn nhiều năng lượng trên mạng Ether hơn- chính vì vậy A sẽ phải trả nhiều hơn 1 Gas khi làm giao dịch.
Một số bước tính toán có mức phí cao hơn vì chúng có phí tính toán đắt đỏ hơn và nó sẽ làm tăng lượng dữ liệu phải lưu trữ trong hệ thống. Dưới đây là danh sách các hoạt động trong Ethereum Virtual Code và giá của nó (tính theo Gas hay Ether)
Token Ethereum là gì?
Chức năng của token cung cấp cho các nhà phát triển một sân chơi rộng lớn để thử nghiệm với các ứng dụng tài chính và công nghệ mới. Từ việc phát hành các token đồng nhất, phục vụ như tiền tệ trong ứng dụng, cho đến việc sản xuất các token độc nhất hỗ trợ các tài sản vật lý, có rất nhiều sự linh hoạt trong thiết kế. Hoàn toàn có thể còn các trường hợp sử dụng token được tạo dễ dàng và hợp lý, nhưn chưa từng được biết đến.